Xây dựng Đảng

Tham quan Bảo tàng – một trong những hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tại Trường Đại học An ninh nhân dân

Xuất phát từ tính đặc thù của khoa học Dân tộc học là nguồn tài liệu khá phong phú, đa dạng, bao gồm: tài liệu từ những người mục kích đời sống của các tộc người trong lịch sử; tài liệu trực tiếp về đời sống của các tộc người, kết quả của phương pháp quan sát điền dã; tài liệu tạo hình gồm tranh vẽ, phù điêu, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật tạo hình mộc mạc; tài liệu từ các ngành khoa học gần gũi (Ngôn ngữ học, Sử học, Khảo cổ học, Xã hội học, Văn hóa dân gian… cũng như tri thức của nhiều bộ môn khác) và nhất là các sưu tập bảo tàng. Thông qua các sưu tập bảo tàng người nghiên cứu có thể quan sát trực tiếp các thành tố văn hóa và đối chiếu, so sánh một hoặc nhiều thành tố văn hóa của nhiều tộc người. Các hiện vật bảo tàng thường mang trong nó những thông tin sâu kín và với sự phát triển của phương pháp luận phân tích với gia tăng của khối lượng các hiện vật có thể dẫn tới những kết luận mới, những khái quát mới thông qua chính việc nghiên cứu các hiện vật này. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy môn học Dân tộc học đại cương việc tham quan bảo tàng có vị trí và vai trò khá quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả việc giảng dạy và học tập. 

​Thực hiện Kế hoạch số 54/KH-K1 ngày 18/4/2022 của Khoa Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn, ngày 20/4/2022, Khoa Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn đã tổ chức hoạt động tham quan thực tế cho học viên Lớp Đại học văn bằng 2 hình thức vừa làm vừa học năm học 2021 - 2022 (Lớp VB2-TC4B) tại 02 địa điểm là Bảo tàng Lịch sử - Thành phố Hồ Chí Minh - Địa chỉ: số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1. TP. Hồ Chí Minh và Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ - Địa chỉ: số 202 đường Võ Thị Sáu, phường 7, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh trong chương trình môn học Dân tộc học đại cương do Khoa phụ trách. 

​Tập thể lớp VB2 TC4B tại Lịch sử - Thành phố Hồ Chí Minh

Đến với Bảoba tàng Lịch sử - Thành phố Hồ Chí Minh, học viên đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tòa nhà Bảo tàng Lịch sử - một kiến trúc cổ do người Pháp xây dựng gần một thế kỷ (1929) mang đặc trưng phong cách “Đông Dương cách tân”. Học viên đã được tìm hiểu về đặc trưng văn hóa vùng đất phương Nam thông qua hệ thống các phòng trưng bày cố định, những hiện vật quý giá - điều mà trên giảng đường không có được. 

 

Học viên nghe thuyết minh tại bảo tàng Lịch sử - Thành phố Hồ Chí Minh​

Cùng với Bảo tàng Lịch sử - Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ cũng là một “địa chỉ đỏ” về văn hóa, cách mạng phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập Dân tộc học đại cương.

 

Học viên nghe thuyết minh tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ

Tin, ảnh: Khoa K1

arrow_upward